Thủ Tục Xác Nhận Miễn Giấy Phép Lao Động Cho Người Nước Ngoài

Mặc dù thuộc nhóm đối tượng được miễn giấy phép lao động nhưng người nước ngoài muốn làm việc hợp pháp tại Việt Nam cần làm thủ tục xác nhận với cơ quan có thẩm quyền. Vậy, thủ tục xin miễn giấy phép lao động bao gồm những gì? Trình tự tiến hành xin miễn GPLĐ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về thủ tục xác nhận miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài này.

Hồ sơ và thủ tục xin miễn giấy phép lao động

Hồ sơ xin miễn giấy phép lao động cần chuẩn bị những gì?

Để làm thủ tục xin miễn giấy phép lao động, bạn cần chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ giấy tờ được cụ thể tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi. Dưới đây là những tài liệu mà bạn cần có để xin xác nhận miễn giấy phép lao động:

  • Giấy đề nghị xác nhận người lao động không thuộc nhóm cấp giấy phép lao động theo mẫu số 09/PLI Phụ lục I Nghị định 152.

  • Bản sao đã được chứng thực hộ chiếu và phải còn thời hạn.

  • Giấy chứng nhận hoặc Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế nước ngoài hoặc Việt Nam cấp. Thời hạn không được vượt quá 12 tháng, tính từ thời điểm NLĐ nộp hồ sơ.

  • Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, trừ những trường hợp không cần phải xác định.

  • Những giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài thuộc nhóm đối tượng không cần cấp giấy phép.

Lưu ý: 3 tài liệu cuối phải nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. Nếu do đơn vị nước ngoài cấp thì cần hợp pháp hóa lãnh sự. Đồng thời tài liệu này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực.

Bạn cần phải chuẩn bị đủ giấy tờ được quy định khi làm đơn xin xác nhận miễn GPLĐ

Bạn cần phải chuẩn bị đủ giấy tờ được quy định khi làm đơn xin xác nhận miễn GPLĐ

Thủ tục xin miễn giấy phép lao động theo quy định pháp luật hiện hành

Thủ tục và trình tự xin giấy miễn giấy phép lao động đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Cụ thể, căn cứ theo khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 8 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP và nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, thủ tục xin miễn giấy phép lao động được tiến hành như sau:

  • Người sử dụng lao động sẽ tiến hành nộp hồ sơ đề nghị xác nhận tại Sở lao động thương binh và xã hội. Thời điểm nộp là trước khi người lao động bắt đầu làm việc tại đây tối thiểu 10 ngày. Ngoại lệ là có một số trường hợp chỉ cần báo cáo, không cần làm thủ tục xin giấy.

  • Tối đa 5 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ có văn bản xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

  • Thời hạn của văn bản xác nhận miễn giấy phép lao động có thời hạn không được vượt quá 2 năm.

Thủ tục xin miễn giấy phép lao động được tiến hành theo đúng khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 8 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP

Thủ tục xin miễn giấy phép lao động được tiến hành theo đúng khoản 1, khoản 2 và khoản 5 Điều 8 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP

Trường hợp nào không cần làm thủ tục xin giấy mà chỉ cần báo cáo?

Không phải trường hợp người lao động nước ngoài thuộc diện miễn giấy phép lao động đều phải làm thủ tục xin cấp giấy. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP và nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi cho biết, những đối tượng dưới đây không cần xin giấy mà chỉ cần báo cáo bao gồm:

  • Người nước ngoài vào Việt Nam nhưng chỉ ở dưới 3 tháng và làm công việc chào bán dịch vụ.

  • Người nước ngoài là luật sư và hiện nay đã được cấp giấy phép hành nghề luật tại Việt Nam.

  • Người nước ngoài có đăng ký kết hôn hợp pháp với người Việt Nam. Hiện tại, cả hai vợ chồng đều sinh sống và làm việc tại vùng lãnh thổ này.

  • Người nước ngoài là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn trong công ty TNHH có vốn từ 3 tỷ trở lên.

  • Người nước ngoài là chủ tịch hoặc thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần có vốn từ 3 tỷ trở lên.

  • Người nước ngoài hiện đang làm việc tại vị trí quản lý, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giám đốc điều hành với thời gian làm dưới 30 ngày và không quá 3 lần trong 1 năm.

  • Người nước ngoài là thân nhân của các thành viên cơ quan đại diện nước ngoài hiện đang ở Việt Nam.

Lưu ý, với những trường hợp này, ít nhất 3 ngày và trước khi người lao động làm việc. Người sử dụng lao động bắt buộc phải báo cho sở lao động thương binh và xã hội biết với những thông tin như: họ tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động, ngày bắt đầu và kết thúc làm việc.

Có nhiều trường hợp người lao động nước ngoài không cần làm thủ tục xin miễn GPLĐ mà chỉ cần thông báo với Sở Lao động thương binh và xã hội

Có nhiều trường hợp người lao động nước ngoài không cần làm thủ tục xin miễn GPLĐ mà chỉ cần thông báo với Sở Lao động thương binh và xã hội

Không làm thủ tục xin miễn giấy phép lao động có sao không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người nước ngoài thuộc diện không phải xin cấp giấy phép lao động cần phải làm thủ tục xin miễn giấy phép lao động. Nếu sai phạm sẽ có mức xử phạt tùy từng trường hợp.

  • Đối với người lao động, mức phạt đã được quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Mức phạt từ 15.000.000 – 25.000.000 VNĐ.

  • Đối với người sử dụng lao động, mức xử phạt được quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Mức phạt từ 30.000.000 – 45.000.000 VNĐ nếu vi phạm 1 – 10 người. Mức phạt từ 45.000.000 – 60.000.000 VNĐ nếu vi phạm 11 –20 người. Mức phạt từ 60.000.000 – 75.000.000 VNĐ nếu vi phạm từ 21 người trở lên.

Lưu ý: Mức phạt sai phạm về giấy miễn GPLĐ này áp dụng đối với cá nhân. Nếu là tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt sẽ tăng gấp đôi.

Bài viết trên đã cập nhật chi tiết về thủ tục xin miễn giấy phép lao động theo quy định của pháp luật. Nếu bạn còn chưa hiểu ở đâu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé.

Để biết thêm chi tiết quý khách hàng liên hệ:


CÔNG TY TNHH DL QUỐC TẾ INBOUND VIỆT NAM
0918967667
Zalo ChatZalo Chat
Facebook MessengerFacebook Messenger
Gửi Email
Whats app
{"nalias":"thu-tuc-xac-nhan-mien-giay-phep-lao-dong-cho-nguoi-nuoc-ngoai","lang":"2","cattype":"0","catid":"205","catroot":"205","link":"1","UrlEngine":"UrlNewsEngine","site":"1"}