Những điểm mới về sử dụng lao động nước ngoài tại Nghị định 70.2023.NĐ-CP

Ngày đăng: 18/01/2024 - 36325 - lượt xem

Nghị định 70 sửa đổi nghị định 152 của Chính Phủ quy định về lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Ngày 18/9/2023, Chính phủ đã hành Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Sau đây là 10 điểm mới của Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động nước ngoài.

1. Nới yêu cầu đối chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật nước ngoài
2. Rút ngắn thời hạn báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
3. Thay đổi thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
4. Thay đổi về trường hợp phải báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
5. Từ 2024, thông báo tuyển dụng lao động đăng tải trên www.doe.gov.vn
6. Lao động nước ngoài làm việc tại nhiều tỉnh, thành thì phải báo cáo
7. Thêm trường hợp lao động nước ngoài không phải xin giấy phép lao động
8. Cho phép cấp giấy phép lao động bản điện tử
9. Bổ sung trường hợp cấp lại giấy phép lao động


1. Thay đổi yêu cầu đối chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật nước ngoài
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, yêu cầu đối với chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật nước ngoài đã sửa đổi, tạo thuận lợi cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc.

Thay vì quy định chuyên gia phải có bằng đại học đúng chuyên ngành dự kiến làm việc thì từ 18/9/2023, chuyên gia chỉ cần tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Theo quy định mới, giám đốc điều hành không chỉ là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà được quy định với phạm vi rộng hơn bao gồm:

- Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- Người đứng đầu và trực tiếp điều hành ít nhất 01 lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Lao động kỹ thuật nước ngoài chỉ cần được đào tạo ít nhất 01 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc dự kiến làm tại Việt Nam hoặc có kinh nghiệm làm việc 5 năm trở lên ở vị trí phù hợp với công việc tại Việt Nam của doanh nghiệp cần tuyển dụng.

2. Rút ngắn thời hạn báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Theo quy định, trước khi sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) phải thực hiện thủ tục xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí việc làm mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đó dự kiến làm việc.

Thời hạn đặt ra đối với thủ tục này theo quy định mới là trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, trong khi quy định cũ yêu cầu báo cáo trước 30 ngày.

Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu về vị trí, chức danh, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm làm việc thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài (quy định cũ là 30 ngày).

3. Thay đổi thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
Đây cũng là điểm mới của Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động nước ngoài được các doanh nghiệp quan tâm.
Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là các cơ quan có thẩm quyền ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người sử dụng lao động đã báo cáo.
Thời hạn ra văn bản này là trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình hoặc báo cáo giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Trước đây, thẩm quyền chấp thuận hoặc không chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài thuộc về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh.
Như vậy, UBND tỉnh đã được thay thế bởi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện việc ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận việc sử dụng lao động nước ngoài.
Việc thay đổi này là do Nghị định 70 đã có sự thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam từ trung ương đến địa phương.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý nhà nước về tuyển dụng, quản lý lao động nước ngoài trên cả nước, cũng như quản lý người Việt làm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Còn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thống nhất quản lý lao động nước ngoài, trong đó có cấp phép cho lao động nước ngoài tại địa phương.

4. Thay đổi về trường hợp phải báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP đã loại bỏ 04 trường hợp người nước ngoài thuộc diện không cần làm thủ tục xác định như cầu sử dụng lao động nước ngoài, bao gồm:

(1) Người nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA theo quy định hoặc thỏa thuận đã ký kết giữa Việt Nam và phía nước ngoài.

(2) Người nước ngoài được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam.

(3) Người nước ngoài vào Việt Nam làm tình nguyện viên theo hình thức tự nguyện và không hưởng lương để thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

(4) Người nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào Việt Nam để làm công việc giảng dạy, nghiên cứu; hoặc làm nhà quản lý, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, hiệu phó của cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập.
Như vậy, từ 18/9/2023, khi sử dụng những người lao động nước ngoài trên đây, doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.

Bên cạnh việc bỏ bớt các trường hợp thì quy định mới cũng bổ sung thêm 02 trường hợp không cần xác nhận nhu cầu lao động nước ngoài:
(1) Người nước ngoài là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam.
(2) Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

5. Từ 2024, phải đăng thông báo tuyển dụng 

Thông báo tuyển dụng lao động đăng tải trên www.doe.gov.vn, hoặc trang thông tin việc làm của Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp cần tuyển dụng có trụ sở:

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2024, thông báo tuyển dụng người lao động Việt Nam vào các vị trí dự kiến tuyển dụng người lao động nước ngoài được đăng tải trên các kênh sau:

- Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cụ thể là tại Cục Việc làm: www.doe.gov.vn).  
- Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập.
Thời hạn: Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến báo cáo giải trình.

Thông báo tuyển dụng bao gồm các nội dung sau: Vị trí và chức danh công việc, mô tả công việc, số lượng, yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, mức lương, thời gian và địa điểm làm việc.
Nếu không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị ví tuyển dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải làm thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định.

6. Lao động nước ngoài làm việc tại nhiều tỉnh, thành thì phải báo cáo
Thêm một điểm mới của Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động nước ngoài đáng chú ý khác là người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố thì người sử dụng lao động phải báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đó đến làm việc.

Thời hạn thực hiện: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
Hình thức thực hiện: Online.
Hồ sơ gồm: Mẫu số 17/PLI về Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài đến làm việc.

7. Thêm trường hợp lao động nước ngoài không phải xin giấy phép lao động
Thông qua việc, điều chỉnh quy định tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Nghị định 70/2023/NĐ-CP đã bổ sung thêm một số trường hợp lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc không cần xin giấy phép lao động bao gồm:

(1) Người nước ngoài được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam làm công tác giảng dạy hoặc làm nhà quản lý, giám đốc điều hành tại cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam;
(2) Người nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để làm nhà quản lý, giám đốc điều hành, hiệu trưởng, hiệu phó  của cơ sở giáo dục do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức liên chính phủ đề nghị thành lập tại Việt Nam.

Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, làm công tác quản lý giáo dục.

8. Cho phép cấp giấy phép lao động bản điện tử
Theo Nghị định 70/2023/NĐ-CP, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc có thẩm quyền cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định.

Ngoài giấy phép lao động là bản giấy theo mẫu như hiện nay, khoản 6 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP còn cho phép cấp giấy phép lao động là bản điện tử nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật liên quan và đáp ứng nội dung theo Mẫu số 12/PLI quy định về Mẫu giấy phép lao động.

9. Bổ sung trường hợp cấp lại giấy phép lao động
Một trong những lý do phải làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động là khi có sự thay đổi về thông tin. Cụ thể đó là những thông tin sau đây:

Họ và tên.
Quốc tịch.
Số hộ chiếu.
Địa điểm làm việc.
Đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp (bổ sung mới).
Như vậy, khi doanh nghiệp đổi tên, người sử dụng lao động cần làm thủ tục đổi giấy phép lao động cho người nước ngoài đang làm việc cho mình.

Trên đây là những điểm mới của Nghị định 70/2023/NĐ-CP về lao động nước ngoài áp dụng từ 18/9/2023. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19000039 hoặc 0787.320.320 để được các chuyên gia của Inbound Vietnam hỗ trợ, giải đáp chi tiết thắc mắc.

Các bài viết cùng chuyên mục

Việt Nam có những loại thị thực nào? Ký hiệu của thị thực và thời hạn

Việt Nam có những loại thị thực nào? Ký hiệu của thị thực và thời hạn

Việt Nam có rất nhiều ký hiệu thụ thực khác nhau tương ứng với mỗi loại thị thực và mục đích nhập cảnh tương ứng.

Danh sách các nước được miễn thị thực (visa) vào Việt Nam (Cập nhật mới nhất 2024)

Danh sách các nước được miễn thị thực (visa) vào Việt Nam (Cập nhật mới nhất 2024)

Việt Nam miễn thị thực đơn phương cho 13 nước và song phương các nước trong khối Asean

Văn bản hợp nhất nghị định 70 và 152 về lao động nước ngoài tại Việt Nam

Văn bản hợp nhất nghị định 70 và 152 về lao động nước ngoài tại Việt Nam

Văn bản hợp nhất nghị định 70 và nghị định 152 về quản lý cấp giấy phep lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

0918967667
Zalo ChatZalo Chat
Facebook MessengerFacebook Messenger
Gửi Email
Whats app
{"nalias":"nhung-diem-moi-ve-su-dung-lao-dong-nuoc-ngoai-tai-nghi-dinh-702023nd-cp","lang":"2","cattype":"0","catid":"12","catroot":"12","link":"1","UrlEngine":"UrlNewsEngine","site":"1"}